Lịch sử Trung đoàn Tác chiến Đường không Đặc biệt (Lục quân Anh)

Chiến tranh thế giới thứ hai

1940 - Hình thành các lực lượng đặc công

Tháng 6, 1940, sau cuộc di tản tại Dunkirk, Trung tá tình báo Lục quân Anh là Dudley Clarke, trợ lý cho Tổng Tham mưu trưởng Đại tướng Sir John Dill, đã đề xuất thành lập các đơn vị đổ bộ đường thủy liên quân chuyên phá hoại cơ sở hạ tầng Phe Trục bằng chiến thuật đánh du kích, và được Thủ tướng Anh là Winston Churchill phê duyệt. Các đơn vị này được gọi là Đặc công (Commandos). Dudley Clarke còn thành lập một đơn vị không có thật tên Lữ đoàn Tác chiến Đường không Đặc biệt (Special Air Service Brigade), nhằm đánh lừa quân Đức rằng quân đội Anh có rất đông quân, đặc biệt là các lực lượng nhảy dù và biệt kích.

1941-1942: Phân đội L, Lữ đoàn SAS, và Trung đoàn 1 SAS

Trung úy David Stirling, sĩ quan tại Tiểu đoàn 8 Đặc công đang công tác tại chiến trường Bắc Phi, cùng đồng sự là Trung úy Jock Lewes, đề xuất thành lập một đơn vị biệt kích nhảy dù, chuyên hoạt động ở hậu tuyến địch để do thám và đánh du kích nhằm vào phi cơ đang đáp tạo phi trường, đường tiếp tế của quân địch. Ý tưởng này được phê duyệt bởi Thiếu tướng Neil Ritchie, Phó Tham mưu trưởng, và Đại tướng Auchinleck, Tham mưu trưởng Vùng Trung Đông. Lúc này tại vùng Trung Đông đang có một đơn vị hữu danh vô thực của Anh nhằm đánh lừa quân đội Đức Quốc xã về thực lực quân đội Anh, gọi là Phân đội K, Lữ đoàn SAS, nên đơn vị của Stirling và Lewes được gọi là Phân đội L, Lữ đoàn SAS, được thành lập 7/1941, được chỉ huy bởi David Stirling, cùng các đồng sự là sĩ quan Đặc công, Trung úy Jock Lewes và Trung úy Paddy Mayne.

Những thành viên đầu tiên của SAS được huấn luyện nhảy dù tại sông Nin. Để chuẩn bị cho chiến dịch đặc biệt đầu tiên mang tên Squatter, đội SAS được lệnh di chuyển tới một lán trại để tập kết, nhưng khi đến nơi, họ nhận ra rằng cấp trên không trang bị đồ cắm trại cho mình. Khi đi qua trại lính New Zealand đang thực hiện nhiệm vụ, đặc nhiệm SAS đã đột nhập vào để lấy trộm những gì họ cần. Không chỉ thiếu thốn về trang bị, lực lượng SAS còn không được huấn luyện đầy đủ về kỹ thuật tác chiến. Chỉ huy Anh dự định cho lính SAS nhảy dù xuống các sân bay của Đức tại Libya, sau đó đột nhập vào và dùng chất nổ phá hủy các máy bay tại đây. Nhưng lực lượng này lại không hề có huấn luyện viên nhảy dù chuyên nghiệp, họ cũng chỉ sở hữu một máy bay Bristol Bombay không có khả năng thả dù. Lính SAS buộc phải tự huấn luyện nhảy dù cho nhau, hậu quả là nhiều người bị thương do tiếp đất sai kỹ thuật.[1]

Chính sự thiếu thốn về trang bị và kỹ năng đã biến nhiệm vụ đầu tiên của SAS thành thảm họa. Khi nhảy dù xuống Libya, họ chỉ thu hồi được hai trong số 11 hòm vũ khí được thả xuống, 9 hòm còn lại bị thất lạc. Lính SAS sớm bị quân Đức phát hiện và chống trả quyết liệt, khiến họ bị thiệt hại nặng mà không phá hủy được chiếc máy bay nào của địch. Chỉ có 22 người trong đội thoát thân, còn lại đều bị bắt hoặc thiệt mạng.[1] Tại nhiêm vụ thứ hai, SAS được vận chuyển bởi Liên đoàn Viễn thám Sa mạc (Long Range Desert Group) trên các xe jeep cơ động hơn được thiết kế cho môi trường sa mạc, và đã tấn công thành công 3 sân bay Đức ở Libya, phá hủy được 60 máy bay mà không bị thương vong.

Tháng 9/1942, Phân đội L, Lữ đoàn SAS trở thành một trung đoàn chính thức của quân đội A, đổi tên là Trung đoàn 1 SAS, bao gồm có 4 đại đội lính Anh, một đại đội lính Pháp quốc Tự do, một đại đội lính Hy Lạp, và một đại đội thuyền.

Các sĩ quan sáng lập Phân đội L, Lữ đoàn Tác chiến Đường không Đặc biệt
Trung tá Sir Archibald David Stirling DSO OBETrung tá Robert Blair "Paddy" MayneTrung úy John Steel "Jock" Lewes
Các thành viên SAS huấn luyện mô phỏng nhảy dù tại Bắc Phi.David Stirling cùng các thành viên SAS trên chiếc xe jeep đặc trưng tại Bắc Phi, 1/1943.

1943 - SRS và Trung đoàn 2 SAS

Tháng 1/1943, Trung tá David Stirling bị quân Đức bắt sống tại Tunisia, và Thiếu tá Paddy Mayne lên nắm quyền thay. Tháng 4/1943, Trung đoàn 1 SAS được tổ chức lại thành Đại đội Đột kích Đặc biệt (Special Raiding Squadron) do George Jellicoe chỉ huy. Một đơn vị của Tiểu đoàn 62 Đặc công chỉ huy bởi Trung tá Bill Stirling, anh trai của David Stirling, trở thành Trung đoàn 2 SAS vào tháng 5.

Mùa hè năm 1943, SRS và 2 SAS tham gia Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ của Quân Đồng minh vào Italia, với vai trò đột kích vào các cơ sở bên bờ biển. Sau đó cả SRS và Trung đoàn 2 SAS tham gia chiến đấu tại bán đảo Ý. Cuối năm 1943, SRS trở lại thành Trung đoàn 1 SAS, và cùng với Trung đoàn 2 SAS được đặt dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn 1 Nhảy dù.

1944 - SAS Quân

Tháng 3/1944, SAS Quân (Special Air Service Troops), trực thuộc Không lực Lục quân Anh, được thành lập do Chuẩn tướng Roderick McLeod chỉ huy. Lữ đoàn SAS bao gồm:

  • Trung đoàn 1 SAS (Anh quốc)
  • Trung đoàn 2 SAS (Anh quốc)
  • Trung đoàn 3 SAS (Pháp quốc Tự do) - 2e Régiment de Chasseurs Parachutistes
  • Trung đoàn 4 SAS (Pháp quốc Tự do) - 3e Régiment de Chasseurs Parachutistes
  • Trung đoàn 5 SAS (Bỉ)
  • Đại đội F - phụ trách viễn thông liên lạc
  • Trung đoàn Liên lạc Tổng Hành dinh (GHQ Liaison Regiment)

Lữ đoàn SAS có nhiệm vụ nhảy dù vào phía sau hậu tuyến quân Đức, ở Pháp, và tiến hành các hoạt động hỗ trợ Quân Đồng minh tiến công vào Pháp, Bỉ, Hà Lan và Đức. Năm 1942, Hitler ra mệnh lệnh Kommandobefehl, yêu cầu mọi lính biệt kích Đồng minh bị bắt sẽ bị xử tử ngay mà không cần xét xử. Trong chiến dịch Bulbasket năm 1944, 34 lính SAS rơi vào tay quân Đức đã bị xử tử ngay tức khắc. Ở chiến dịch Loyton cùng năm đó, 31 đặc nhiệm SAS cũng chịu chung số phận.[1] Trung đoàn 2 SAS kiêm thêm vai trò hỗ trợ các lực lượng kháng chiến địa phương, tiêu biểu như Chiến dịch Tombola tại Italia, khi các du kích quân Italia và Nga cộng tác với Trung đoàn 2 SAS với phiên hiệu Tiểu đoàn SAS Đồng minh.

1945

Tháng 3/1945, Chuẩn tướng Mike Calvert, cựu chỉ huy Chindit từ chiến trường Miến Điện, chỉ huy SAS Quân. Chiến tranh thế giới thứ hai tại mặt trận châu Âu kết thúc 08/05/1945, tổng cộng SAS bị thiệt mạng 330 người

Chiến tranh lạnh

Các đặc nhiệm Trung đoàn 22 SAS tại Mã Lai, 1957.

Sự kiện khẩn cấp Mã Lai

Thành viên Trung đội 3, Đại đội A, Trung đoàn 22 SAS chữa trị cho người dân tại một ngôi làng hẻo lánh ở Oman, 1970.

Oman

Aden

Borneo

Tầng 1 đằng trước tòa Đại sứ quán Iran tại London bị hư hại do cháy sau cuộc tấn công giải cứu con tin của Đại đội B, Trung đoàn 22 SAS, 5/5/1980. Sự kiện này, phiên hiệu Chiến dịch Nimrod, là lần đầu tiên tên tuổi Trung đoàn 22 SAS được biết tới trước công chúng một cách rộng rãi.

Chiến tranh Falkland

4 đặc nhiệm Đại đội B, Trung đoàn 22 SAS nhảy dù xuống biển để lên tàu khu trục HMS Cardiff trên đường tới Falkland trong cuộc chiến tranh Falkland, 1982.

Bắc Ireland

Hậu chiến tranh lạnh

Chiến tranh vùng Vịnh

Chiến tranh Nam Tư

Nội chiến Sierra Leone

Chiến tranh chống khủng bố

Afghanistan

Iraq

Libya

Đông Phi

Tây Phi

Chiến tranh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

Hiện nay

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trung đoàn Tác chiến Đường không Đặc biệt (Lục quân Anh) https://www.bbc.com/news/magazine-16573516 https://pdfcoffee.com/ac71038-sohb-2014-3-pdf-free... https://www.the-sun.com/news/3012446/the-increment... https://www.eliteukforces.info/rumours/the-increme... https://www.eliteukforces.info/special-air-service... https://www.eliteukforces.info/special-air-service... https://vnexpress.net/hanh-trinh-khac-nghiet-tro-t... https://vnexpress.net/khoi-dau-khon-kho-cua-dac-nh... https://www.army.mod.uk/who-we-are/corps-regiments... https://thanhnien.vn/post-1082592.html